Home Forum FAQs Contact Us
  Giới thiệu
  Giới thiệu
  Những danh hiệu của trường
  Lịch sử hình thành, phát triển
  Nhiệm vụ chính trị
  Chức năng, nhiệm vụ
  Sơ đồ tổ chức
  Liên kết đào tạo
  Lịch công tác
  Lịch công tác cuối năm học, và nội dung công tác đầu năm học
  Lịch công tác tuần
  Thời khoá biểu chính quy
  Thời khóa biểu liên thông
  Lịch thi , Thi lại, Thi Tốt Nghiệp
  Đào tạo
  Chính quy
  Tại chức
  Cao học
  Bồi dưỡng CB và CC
  Liên thông TC, CĐ, ĐH
  Lịch thi lại
  Hệ Trung cấp
  Hệ Cao đẳng
  Tuyển sinh
  Chính quy
  Tại chức
  Cao học
  Liên thông
  Đoàn TNCSHCM
  Tin tức - Thông báo
  Các họat động nổi bật của đoàn
  Quyết định BCH các chi đoàn
  Chào mừng ngày thành lập Đoàn
  Hệ thống văn bản
  Thư viện ảnh hoạt động
  Quy chế, luật
  Luat Giao duc Dai hoc 2012
  QUY CHẾ 25 ĐÀO TẠO ĐH,CĐ
  Bổ sung qui chế thi tốt nghiệp
  Huong dan Thuc hien QC 25
  Quy chế 40 (TCCN)
  Chỉ thị Tăng cường công tác quản lý thời giờ làm việc của CBCNV
  QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG SỞ
  Bổ sung chế độ nội bộ từ năm 2012-2013
  Quy chế Hướng dẫn thi đua ban hành ngày 30-05-2013
Quy chế, luật: Huong dan Thuc hien QC 25
 

           BỘ CÔNG THƯƠNG                                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        TRƯỜNG CAO ĐẲNG                                               Độc  lập - Tự  do - Hạnh  phúc

KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

 

 


       Số: 73/HD - CĐKT2                                            Hà Nội, ngày 10  tháng 05  năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

-------------------------------------------------

Từ năm học 2006-2007, Nhà trường đã triển khai thực hiện Quy chế đào tạo đại học cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 25). Trong quá trình tổ chức thực hiện, Nhà trường đã có 1 số văn bản bổ sung, hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tế  (Hướng dẫn đánh giá học phần trình độ Cao đẳng số 642, Quy chế 42 đánh giá cho điểm rèn luyện…). Để đảm bảo thực hiện tốt hơn Quy chế 25 và nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường ban hành hướng dẫn một số điểm chi tiết để thực hiện được đồng bộ và hiệu quả hơn trong quá trình đào tạo hệ Cao đẳng chính quy và hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng. Cụ thể như sau:

 

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

- Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng chính quy gồm 5 chương 19 điều.

- Đây là văn bản pháp qui của Bộ GD-ĐT, Nhà trường có trách nhiệm thực hiện đúng tinh thần, nội dung các điều trong các chương mà văn bản quy định.

- Thời gian thực hiện từ năm học 2006-2007 và đã áp dụng kể từ khoá tuyển sinh K2006 trở đi.

- Để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện, thanh kiểm tra và đánh giá các hoạt động đào tạo. Nhà trường quy định và cụ thể hoá một số nội dung chủ yếu để các giảng viên, cán bộ trong Nhà trường làm căn cứ thực hiện.

 

 

PHẦN THỨ HAI

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Thực hiện như Quy chế 25

 

CHƯƠNG II

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Thực hiện cơ bản như các điều, khoản trong chương II của Quy chế. Nhà trường bổ sung thêm vào Điều 4 khoản 1 điểm b như sau:

Kết thúc học phần nào sẽ tổ chức thi ngay học phần đó vào thời điểm Thứ 7, Chủ Nhật hoặc các ngày trong tuần (có tính thời gian ôn tập và thi cho học phần đó)

 

CHƯƠNG III

KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN

Thực hiện cơ bản như các điều, khoản trong chương III của Quy chế. Nhà trường bổ sung thêm như sau:

Điều 10, khoản 1 bổ sung như sau:

1. Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành

a. Điều kiện để sinh viên được dự thi kết thúc học phần:

            * Thời gian lên lớp:

- Sinh viên nghỉ học dưới 25% số tiết quy định của học phần được dự thi kết thúc học phần tại kỳ thi chính (thi lần 1)

- Sinh viên nghỉ học từ 25% đến dưới 50% số tiết quy định của học phần thì không được dự thi kết thúc học phần trong kỳ thi chính và phải nhận điểm 0 (ĐT) ở kỳ thi chính đó nhưng được dự thi lần thứ 2 tại kỳ thi phụ.

- Sinh viên nghỉ học từ 50% trở lên so với số tiết quy định của học phần thì không được dự thi kết thúc học phần và phải nhận điểm đánh giá học phần (ĐHP) là điểm 0 và phải học lại học phần đó.

- Việc học lại và thi lại học phần của học kỳ được tổ chức trong kỳ thi phụ của học kỳ đó – theo Quy chế 25 (không nằm trong thời gian học chính thức).

- Giảng viên lên lớp giảng dạy học phần nào phải có sổ theo dõi điểm danh hàng ngày để đánh giá, cho điểm chuyên cần đối với sinh viên học học phần đó.

            * Thực hiện các bài kiểm tra: Phải đảm bảo 75% số bài kiểm tra thường xuyên

b. Cách đánh giá học phần (ĐHP)

b.1. Điểm tổng hợp đánh giá học phần (Gọi tắt là điểm học phần - ĐHP) được tính căn cứ vào 3 điểm đánh giá bộ phận.

 

TT

Điểm đánh giá bộ phận

1

Điểm kiểm tra thường xuyên

2

Điểm chuyên cần

3

Điểm thi kết thúc học phần (điểm bắt buộc)

 

 

Trong đó, quy định trọng số như sau:

ĐKTTX : Điểm kiểm tra thường xuyên, trọng số 40%

ĐCC : Điểm chuyên cần, trọng số 10%.

Đ  : Điểm thi kết thúc học phần, trọng số 50%.

b.2. Công thức tính điểm học phần:

      * Các điểm đánh giá bộ phận được xác định như sau:

                  - Đối với điểm kiểm tra thường xuyên (KTTX): Cứ 1 ĐVHT phải có 1 bài kiểm tra thường xuyên.

      + Điểm trung bình các điểm KTTX được xác định:

 

Tổng các điểm KTTX

Điểm trung bình các điểm KTTX =

 

Số lượng điểm KTTX

      + Hình thức KTTX: viết, vấn đáp hoặc thực hành

      + Nội dung KTTX: kiểm tra viết định kỳ, kiểm tra thực hành, làm tiểu luận hoặc làm bài tập…

                  - Đối với điểm chuyên cần:

      + Điểm chuyên cần chỉ có duy nhất 1 điểm và được cho sau khi kết thúc học phần.

      + Cách xác định điểm chuyên cần: theo 2 tiêu thức

w Tiêu thức 1: thời gian lên lớp của sinh viên (số tiết)

w Tiêu thức 2: ý thức chuẩn bị bài ở nhà và tích cực xây dựng bài trên lớp; Lên lớp có tài liệu học tập.

     


w Cách lượng hoá từng tiêu thức:

 

 

Tiêu thức

Lượng hoá

Tiêu thức 1: thời gian lên lớp của sinh viên (số tiết) (tối đa: 5 điểm)

- Lên lớp đủ 100% số tiết được 5 điểm;

- Từ 90% đến dưới 100% số tiết được 3 - 4 điểm;

- Từ 75% đến dưới 90% số tiết được 1 - 2 điểm;

- Dưới 75% số tiết được 0 điểm.

Tiêu thức 2: ý thức chuẩn bị bài ở nhà và tích cực xây dựng bài trên lớp; Lên lớp có tài liệu học tập (tối đa: 5 điểm)

1. Ý thức chuẩn bị bài ở nhà và tích cực xây dựng bài trên lớp: tối đa 2 điểm.

2. Lên lớp có tài liệu học tập: tối đa 3 điểm, nếu không có tài liệu học tập: 0 điểm.

(Điểm tiêu thức 2 = điểm ý 1 + điểm ý 2)

 

 

Điểm chuyên cần = Điểm tiêu thức 1 + Điểm tiêu thức 2

            - Công thức tính điểm học phần:

 

Điểm HP =

Điểm trung bình các điểm KTTX

x 0,4

+

Điểm chuyên cần

x 0,1

+

Điểm thi kết thúc HP

x 0,5

 

 

* Lưu ý: Điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10); riêng điểm trung bình các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm học phần được làm tròn đến số thập phân thứ nhất.

2. Các học phần chỉ có thực hành:

            * Điều kiện để sinh viên có Điểm học phần (Ý thức học tập trong học phần thực hành): Thực hiện như Điều 10, điểm 1, khoản a về quy định lên lớp (đã sửa đổi của văn bản này).

            * Điểm học phần được xác định:

 Điểm học phần là trung bình cộng của điểm các bài thực hành và được làm tròn đến số thập phân thứ 1 (Sinh viên phải tham gia đầy đủ các bài thực hành theo quy định của học phần).

* Trường hợp sinh viên không tham gia đủ các bài thực hành:

- Trước khi kết thúc học kỳ, sinh viên phải làm bổ sung đủ các bài thực hành còn thiếu để được tính điểm đánh giá học phần.

- Khi kết thúc học kỳ, nếu sinh viên chưa hoàn thành bài thực hành nào thì phải nhận điểm 0 của bài thực hành đó để tính điểm đánh giá học phần .

- Việc tổ chức cho sinh viên hoàn thành các bài thực hành còn thiếu hoặc tổ chức học lại sẽ được bố trí trong học kỳ phụ hoặc kỳ hè trong năm học nằm ngoài thời gian học chính.

            - Giảng viên giảng dạy phải có trách nhiệm tạo điều kiện để sinh viên thực hiện đủ số bài thực hành theo quy định.

CHƯƠNG IV

THI TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Thực hiện như Quy chế 25

 

CHƯƠNG V

XỬ LÝ VI PHẠM

Thực hiện như Quy chế 25

 

PHẦN III

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các học phần có từ 02 giảng viên trở lên tham gia giảng dạy:

Giảng viên dạy trước phải ghi đầy đủ các điểm quá trình đã có vào sổ điểm và điểm danh SV theo từng ngày đầy đủ ghi vào sổ điểm danh để giảng viên giảng sau căn cứ sổ ghi điểm để tính điểm trung bình bộ phận và điểm học phần, báo cáo kết quả theo quy định của Nhà trường.

2. Trách nhiệm của giảng viên và các đơn vị trong đánh giá học phần

- Giảng viên giảng dạy học phần trực tiếp ra đề kiểm tra để đánh giá điểm bộ phận; việc ra đề thi kết thúc học phần do Trưởng khoa phân công giảng viên có kinh nghiệm ra đề và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Sau khi tổ chức thi 1 tuần, các khoa có trách nhiệm thông báo kết quả thi công khai và niêm yết tại bảng tin của khoa; Giảng viên tính điểm học phần, vào sổ lên lớp hàng ngày, làm báo cáo kết quả giảng dạy học phần gửi khoa chủ quản 1 bản(lưu), 1 bản gửi Phòng Quản lý đào tạo (kèm theo file dữ liệu), và 1 bản gửi Trung tâm ĐTBD-Ngoại ngữ và Tin học (Đối với các học phần của hệ liên thông TC- CĐ).

- Cuối học kỳ Phòng Quản lý Đào tạo đầu mối tổng hợp, tính điểm trung bình chung học kỳ và xếp loại kết quả học tập báo cáo Hội đồng trường. Sau đó căn cứ quyết định phê duyệt của Đ/c Hiệu trưởng thông báo cho SV trên bảng tin và website của Nhà trường.

Trên đây là nội dung hướng dẫn, cụ thể hóa một số điều trong thực hiện Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế 25).

Văn bản này được áp dụng bắt đầu từ học kỳ II năm học 2012-2013 cho hệ đào tạo Cao đẳng chính quy và hệ đào tạo liên thông Trung cấp – Cao đẳng của Nhà trường (Trừ những học phần đã được tính điểm). Các văn bản trước đây trái với quy định này bị bãi bỏ.

Yêu cầu các đơn vị, giảng viên trong toàn trường thực hiện nghiêm túc; trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc các đơn vị, giảng viên phản ảnh cho Nhà trường để xem xét điều chỉnh./.

 

 Nơi nhận:

- BGH (để b/c);

- Các Phòng, Khoa, TT, Tổ môn, GVCN;

- Lưu: Văn thư, QL Đào tạo.

HIỆU TRƯỞNG

NGƯT.TS Dương Đức Chính

(đã ký)

 

                

 

 

 

© Bản quyền thuộc về Trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội